Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt VPSSIM để quản lý VPS/Server của mình:
VPSSIM hỗ trợ hệ điều hành Almalinux , Centos, RockyLinux, Oracle Linux các phiên bản 8 và 9 trên server sử dụng cpu Intel/AMD/ARM, nên các bạn có thể tuỳ chọn hệ điều hành phù hợp mới mình.
Khi cài đặt Server bằng VPSSIM, bạn sẽ được lựa chọn các phiên bản:
PHP: Thấp nhất là PHP 7.2, tuỳ thuộc vào phiên bản hệ điều hành bạn chọn. Như với RHEL 9 Almalinux 9 chẳng hạn) PHP được chọn từ 7.4 . Với RHEL 8 (như Almalinux 8) thì PHP được chọn từ 7.2. Sau khi cài đặt xong server, nếu bạn muốn thay đổi phiên bản PHP khác thì dùng chức năng “Thay Đổi Phiên Bản PHP” trong VPSSIM.
Nginx: Có 3 phiên bản Nginx bạn có thể chọn đó là Nginx mainline, Nginx Stable và Nginx-more. Nginx mainline và Stable được cài từ trực tiếp từ Nginx.org repo nên luôn là phiên bản mới nhất. Nginx-more là bản Nginx stable được thêm sẵn các module nginx: Brotli, More Headers, Cache Purge, VTS, GeoIP2, Echo and ModSecurity giúp việc thêm các module này dễ dàng hơn.
VPSSIM từ bản 6.0.0 trở đi có hỗ trợ cấu hình module Nginx ModSecurity, đây là module rất nên có để bảo vệ server và các website được an toàn. Chức năng này chỉ có thể hoạt động được trong Nginx-More nên mình recomend các bạn nên chọn Nginx-More khi cài đặt server. Tuy nhiên, nếu bạn Nginx Stable hoặc Mainline, trong quá trình sử dụng server, bạn muốn chuyển sang Nginx-more cũng được, bạn có thể sử dụng chức năng: Thay Đổi/Cập Nhật Nginx của VPSSIM để chọn phiên bản Nginx bạn muốn sử dụng.
Chuẩn bị Server
- VPS (Server) sử dụng hệ điều hành AlmaLinux, CentOS, RockyLinux và Oracle Linux phiên bản 8 và 9. Mặc dù VPSSIM vẫn hỗ trợ Centos Stream nhưng mình không khuyến khích các bạn sử dụng hệ điều hành này nếu là người dùng thông thường. Chi tiết các bạn xem tại đây: Tại sao không nên dùng CentOS Stream và nên sử dụng AlmaLinux, Rocky Linux hoặc Oracle Linux?
- Phần mềm PUTTY để kết nối SSH tới VPS nếu bạn sử dụng Windows. Trên Linux/Mac thì bạn có sẵn Terminal. Login SSH vào Server và copy lệnh trên VPSSIM.COM để cài thôi.
- VPSSIM có chức năng tạo swap tự động. Vì vậy, sau khi cài đặt xong VPSSIM, bạn có thể tạo swap rất đơn giản và nhanh chóng mà không cần tạo trước.
Kết Nối Tới VPS Qua SSH
Bạn phải dùng tài khoản root nhé. VPSSIM không hoạt động với user thường.
Lệnh cài đặt VPSSIM:
Bạn lựa chọn một trong hai lệnh để cài tuỳ theo ngôn ngữ muốn sử dụng:
Vietnamese Version (Tiếng Việt):
curl get.vpssim.com -o install && sh install
English Version (Tiếng Anh):
curl get.vpssim.net -o install && sh install
Sau khi chạy lệnh, VPSSIM sẽ tự động tải về và khởi động quá trình cài đặt, kèm theo hướng dẫn trực tiếp trên màn hình. Chỉ cần làm theo các bước này để hoàn tất cài đặt và dễ dàng quản lý VPS của bạn một cách hiệu quả. Sau khi cài đặt xong, để sử dụng VPSSIM gõ câu lệnh: vpssim
Quá trình cài đặt nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào thời gian update cập nhật OS của hệ điều hành trên server. Nếu bạn chạy lệnh dnf update trước khi cài VPSSIM thì quá trình cài đặt VPSSIM chỉ mấy phút là xong, nếu không sẽ lâu hơn. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi một lúc nhé.
Cài Đặt VPSSIM:
Sau khi login SSH vào VPS với tài khoản root. Ta chạy lệnh:
curl get.vpssim.com -o install && sh install
tiếp theo, VPSSIM sẽ yêu cầu bạn xác nhận vô hiệu hoá SELinux. Bạn chỉ cần gõ Enter để VPSSIM tự động thực hiện quá trình này. Sau khi vô hiệu hoá SELinux xong, VPS của bạn sẽ phải khởi động lại để thay đổi có hiệu lực.
Tiếp theo, VPS khởi động lại xong, bạn một lần nữa chạy lệnh cài đặt VPSSIM như lúc trước.
sau đó VPSSIM sẽ tiếp tục cài các file cần thiết trước khi download các file chạy VPSSIM về để tiến hành cài đặt.
Ở bước này, bạn cần chọn phiên bản Nginx và PHP.
Với PHP thì bạn chọn tuỳ theo nhu cầu của bạn nhưng với Nginx, mình khuyến nghị bạn nên chọn Nginx-more để được sử dụng 100% chức năng của VPSSIM. Chức năng cấu hình Mod Nginx Modsecurity.
Sau khi bạn lựa chọn xong, bạn cần xác nhận để quá trình cài đặt chính thức bắt đầu.
Khi quá trình cài đặt kết thúc, VPSSIM sẽ thông báo thông tin cơ bản như link quản lý , User và mật khẩu để truy cập link này:
Bây giờ bạn có thể dùng lệnh vpssim để khởi chạy VPSSIM được rồi.
bạn vào chức năng số 32 - Thông tin Quản Lý Server để xem các thông tin quản lý:
Truy cập link quản lý: http://vps_ip:810 và dùng user và mật khẩu trong phần Thông Tin Quản Lý để đăng nhập
Tại link quản lý, bạn có thể truy cập:
- phpMyadmin
- My00sdumper
- File manager (với thông tin đăng nhập ở trong Thông tin quản lý
- Opcache Manage (Cái này để clear cache PHP mỗi khi bạn edit file PHP)
- phpSysinfo (mặc định trang chủ hiển thị cái này)
- Server Status (tương tự như phpSysinfo
- PHP info
Vậy là mình đã viết xong hướng dẫn cài đặt VPSSIM cho VPS/Server. Trong thời gian tới, mình sẽ liệt kê một loạt các bài viết về sử dụng VPS từ A đến Z để các bạn mới làm quen sẽ không còn bỡ ngỡ khi dùng VPS nữa. Cảm ơn các bạn.